Công ty DuPont Việt Nam phối hợp với Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức khóa học “Quản lý dịch hại sâu cuốn lá”. Tại Viện Lúa ĐBSCL khóa học từ ngày 28-30 tháng 07 năm 2015 với 900 học viên là nông dân từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Công ty DuPont Việt Nam phối hợp với Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức khóa học “Quản lý dịch hại sâu cuốn lá”. Tại Viện Lúa ĐBSCL khóa học từ ngày 28-30 tháng 07 năm 2015 với 900 học viên là nông dân từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 17 tháng 07 năm 2015, tại Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL phối hợp với Công ty Monsanto tổ chứ chội thảo "Ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) phát triển nông nghiệp" với sự tham dự của các lãnh đạo Viện lúa ĐBSCL, Công ty Monsanto, Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, ĐH Cần Thơ...
Trong khuôn khổ dự án ‘xây dựng và vận hành tổ chức quản lý hoạt động SHTT tại Viện lúa ĐBSCL, thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.
Ngày 24/4/2014, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long tổ chức Hội thảo "Hợp tác sản xuất và phát triển giống lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Thành phần hội thảo gồm: PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục TT, Lãnh đạo các Công ty Giống Cây trồng các Tỉnh ĐBSCL, các Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo (DN), các đại lý kinh doanh giống cây trồng, công ty kinh doanh thuốc BVTV, báo Nông nghiệp VN và báo đài Cần Thơ, số người tham dự: 60 người.
Trong hoạt động thường niên của Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, từ ngày 4/12/2013 đến 16/12/2013 Viện đã tổ chức hội đồng khoa học công nghệ đánh giá nghiệm thu tiến độ năm 2013 và thẩm định đề cương nghiên cứu năm 2014 đối với những đề tài dự án cấp nhà nước, cấp bộ và đề tài thường xuyên. Các đề tài dự án được đánh giá bởi các hội đồng chuyên nghành phù hợp với từng nhiệm vụ khoa học được giao. Kết quả đánh giá cho thấy các đề tài, dự án đã thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ từ mức đạt đến vượt kế hoạt đã đăng ký năm 2013
Nấm xanh Ometar - một chế phẩm trừ sâu sinh học có tác dụng trừ rầy nâu hại lúa, giúp bảo vệ môi trường và không gây hại đến sức khỏe con người, đã được Bộ Nông nghiệp công nhận là tiến bộ khoa học. Đây là chế phẩm trừ sâu do do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu. Với mục đích phát triển chế phẩm và giúp nông dân tiếp cận dễ dàng với chế phẩm Ometar hơn, Bộ môn Bảo vệ thực vật – Viện lúa ĐBSCL đã thực hiện hợp tác nghiên cứu với các địa phương và thu được những kết quả đáng ghi nhận
Với mục đích nghiên cứu quần thể sâu hại trên ruộng sản xuất lúa, Bộ môn Bảo vệ thực vật – Viện lúa ĐBSCL đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu biến động của quần thể sâu hại trên ruộng sản xuất lúa 2 vụ và lúa 3 vụ nhằm định hướng chiến lược quản lý dịch hại bền vững trên vùng trồng lúa 3 vụ tại vùng đồng bằng sông Cứu Long, kết quả nghiên cứu cho thấy: Các biện pháp canh tác và bảo vệ thực vật như sạu dày, sử dụng thuốc hóa học đều làm giảm tính đa dạng sinh học của quần thể sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa. Trên cả cơ cấu 2 vụ lúa và 3 vụ lúa. Các chỉ số đa dạng như mức độ phong phú loài, chỉ số ưu thế loài chỉ số đa dạng Shannon đều có khuynh hướng tăng cao ở vụ mùa mưa (Hè Thu) hơn vụ mùa khô (Đông Xuân) trên cơ cấu 2 vụ lúa. Trong khi đó trên cơ cấu 3 vụ lúa thì vụ 2 (Hè Thu) và vụ 3 (Thu đông) đều có các chỉ số đa dạng cao, tuy nhiên có thể sự suy giảm tính đa dạng sinh học trong vụ ĐX tiếp theo, điều này cần phải được tiếp tục nghiên cứu ở những năm tiếp theo để có những kết luận chính xác hơn
Dự án đã được nghiệm thu và được đánh giá cao về tính khoa học và thực tiễn, kết quả tóm tắt của dự án:
- Xây dựng 5 mô hình canh tác lúa theo SRI tại 05 tỉnh/thành phía Bắc với quy mô 20ha/mô hình trong vụ Xuân 2013 (tại Hải Dương; Hải Phòng; Thái Bình; Nam Định và Thanh Hóa). Kết quả cho thấy: Ứng dụng mô hình đã tiết kiệm được 2.845.800 đồng (do giảm các vật tư: giống 386400 đ; phân bón 1.275.000 đ; thuốc BVTV 672.200 đ; nước tưới 512200 đ). Tăng năng suất 0,61 tấn/ha, tương ứng với 3.496.800 đ/ha; Lợi nhuận tăng thêm so với kiểu canh tác của nông dân là 6.342.600 đ/ha.
Trong canh tác lúa, nếu đồng ruộng được san phẳng sẽ rất thuận lợi cho việc dùng cơ giới: chủ động cung cấp nước cũng như thoát nước đồng đều trên đồng ruộng, khống chế cỏ dại dễ dàng; quản lý được ốc bưu vàng vì chúng thường ở những vùng nước trũng. Mặt đồng có độ bằng phẳng tốt rất thuận lợi khi dùng máy gieo hàng hoặc máy cấy, khi dùng máy thu hoạch cũng rất thuận lợi.