image Trang chủ image
english vietnam
Giới thiệu tổng quan Viện Lúa
Cập nhật lúc: 10:13:25 - 01/07/2022

I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long là một đơn vị nghiên cứu khoa học công lập thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có trụ sở chính tại Xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ.

Năm 1977: Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập theo Quyết định số 41/NN-TC/QĐ ngày 31/1/1977 do Bộ trưởng Nghiêm Xuân Yêm ký.

Năm 1985: Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được chính thức chuyển tên thành Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 24CT ngày 09/01/1985 do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu ký.

Năm 2010: Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long là thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

 

II. SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN

 

 

Sứ mệnh: Là một Viện nghiên cứu có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, hợp tác quốc tế, tư vấn và dịch vụ về cây lúa và các cây trồng trong hệ thống canh tác trên nền đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Tầm nhìn: Trở thành trung tâm nghiên cứu-đào tạo-du lịch-bảo tồn văn hóa lúa nước trong Khu vực ASEAN.

 

  

III. LĨNH VỰC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

 

  • Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động của Viện.
  • Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực: Di truyền, chọn tạo và nhân giống lúa, các loại cây trồng trong hệ thống cây trồng có lúa; Các biện pháp kỹ thuật canh tác và phòng trừ dịch hại; Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp; Cơ giới hóa và bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp; Phát triển hệ thống nông nghiệp; Kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; 
  •  Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; 
  • Dịch vụ khoa học & công nghệ: Tư vấn, kiểm định, kiểm nghiệm giống, vật tư nông nghiệp sản phẩm cây trồng; Phân tích các chỉ tiêu về đất, nước, môi trường, đánh giá kiểu gen cây trồng; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên;


 IV. THÀNH TỰU NỔI BẬT

Qua 45 năm xây dựng và phát triển Viện, nhiều sản phẩm khoa học công nghệ ra đời là các giống lúa mới, các quy trình tiến bộ kỹ thuật và chế phẩm sinh học.

Nghiên cứu và chọn tạo giống lúa là thành tựu rõ ràng, có tác động hiệu quả đến việc tăng trưởng sản lượng lúa ở ĐBSCL từ khoảng 5-6 triệu tấn/năm (1977) cho đến nay là 24-25 triệu tấn năm;

Hiện nay, giống lúa OM do Viện chọn tạo chiếm 60-70% diện tích trồng ở ĐBSCL;

Giải thưởng gạo ngon Việt Nam và giải thưởng bông lúa vàng;

Hơn 20 quy trình tiến bộ kỹ thuật và chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa, giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm vật tư đầu vào, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng hiệu quả sản xuất lúa.

 

 

V. HỢP TÁC NGHIÊN CỨU ĐỐI TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kết quả nghiên cứu, nên ngay từ những ngày đầu thành lập, Viện đã đặt hợp tác quốc tế thành chiến lược xuyên suốt trong mọi hoạt động của Viện. Nhờ đó, mặc dù ở vùng rất sâu và rất xa, nhưng Viện đã là ngôi nhà thân thiết của rất nhiều tổ chức khoa học và chuyên gia quốc tế. Các hợp tác hiệu quả tập trung vào:

    • Trao đổi và đánh giá nguồn gen: Viện đã nhận hàng trăm nguồn gen lúa mang gen chịu mặn, hạn, kháng sâu bệnh (bạc lá, đạo ôn, rầy nâu...) là nguồn vật liệu phong phú cho công tác chọn, tạo giống;
    • Hợp tác chọn tạo giống lúa mới năng suất và chất lượng. Gần đây, Viện cũng hợp tác chọn tạo giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu, nhất là giống lúa chịu mặn, chịu úng, chịu hạn…
    • Hợp tác phát triển kỹ thuật canh tác tiên tiến, sử dụng phân bón hiệu quả;
    • Cử nhiều cán bộ tham dự hội thảo, hội nghi quốc tế…
    • Hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước như: Cty Cổ phần tập đoàn Lộc Trời, Cty Cổ phần tập đoàn Thái Bình Seed, Cty TNHH Lúa gạo Việt Nam, Cty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam, Cty Cổ phần phân bón Bình Điền, Công ty Syngenta Việt Nam, Cty Cổ phần thương mại Aimstone, Cty Cổ phần khử trùng Việt Nam, IRRI, JIRCAS, USDA, Indian Governmnent, ACIAR, Bill & Melinda Gates Foundation, CIRAD, DANIDA, IAEA, IFPRI, SEARICE, Potash and Phosphate Institute, SAREC, Swiss National Science Foundation, The Food and Agricultural Organization, The Rockefeller Foundation, Freiburg University, Kagawa University, Lund University, OHIO University, University of Missouri, CLUES, Cambodian Agricultural    Research and Development  Institute, LAOS National Agricultural and Forestry Research Institute……và nhiều đối tác khác.

 

VI. CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2030

  • Ứng dụng công nghệ công nghệ sinh học kết hợp với lai tạo và chọn lọc truyền thống để chọn tạo các giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học, phục tráng các giống lúa bản địa, đặc sản; phát triển hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến trên nền đất lúa và chế biến sản phẩm sau thu hoạch;
  • Tăng cường nghiên cứu cơ bản có định hướng đặc biệt là về lĩnh vực di truyền, sinh lý, sinh hóa, công nghệ sinh học,...phục vụ công tác chọn tạo giống, nhân giống và thâm canh giống cây trồng và chế biến sản phẩm sau thu hoạch;
  • Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật của Viện vào sản xuất. Áp dụng các tiến bộ KHCN mới, phù hợp trong sản xuất lúa để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân;
  • Nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường lúa gạo, chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo;
  • Xây dựng thương hiệu lúa gạo; hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin quảng bá;
  • Mở rộng và phát triển các hoạt động hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước;Trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực KHCN cây lúa và cây trồng trên nền đất lúa cho vùng ĐBSCL cả nước và khu vực.
  • Xây dựng tài sản trí tuệ của Viện, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản phẩm.

 

 

VII. TẦM NHÌN ĐẾN 2050

  • Xây dựng và phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học, công nghệ mới về lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, chế biến sản phẩm sau thu hoạch góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên phạm vi cả nước và khu vực;
  • Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của Viện vào sản xuất; nâng cao tỷ lệ diện tích sử dụng các giống và tiến bộ kỹ thuật do Viện tạo ra nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, bền vững và thân thiện môi trường;
  • Trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực KHCN cây lúa và cây trồng trên nền đất lúa cho vùng ĐBSCL, cả nước và khu vực.

 

Lượt xem 0
TIN TỨC NỔI BẬT
Xem tất cảicon
Thông báo Tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2024 đợt I - 15/03/2024
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 31/8/2023 đến ngày 10/9/2023 - 20/09/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 13/8/2023 đến ngày 30/8/2023 - 19/09/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 2/8/2023 đến ngày 12/8/2023 - 14/08/2023
HỘI THẢO KHOA HỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VỤ HÈ THU 2022 VÀ VỤ ĐÔNG XUÂN 2022-2023 - 14/08/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 11/7/2023 đến ngày 1/8/2023 - 03/08/2023
THÔNG BÁO CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2023 CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 26/07/2023
KẾT QUẢ THI PHỎNG VẤN VÒNG 2 KỲ THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2023 CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 19/07/2023
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VỤ HÈ THU 2022 VÀ ĐÔNG XUÂN 2022-2023 - 14/07/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 1/7/2023 đến ngày 10/7/2023 - 12/07/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 22/6/2023 đến ngày 30/6/2023 - 12/07/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 1/6/2023 đến ngày 21/6/2023 - 29/06/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 15/5/2023 đến ngày 31/5/2023 - 29/06/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 18/1/2023 đến ngày 14/5/2023 - 01/06/2023
KẾT QUẢ THI VÒNG 1 KỲ THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2023 CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 24/05/2023
Polysaccharide monooxygenases (MoPMO9A)-Mục tiêu mới cho thuốc trừ đạo ôn ở lúa - 15/05/2023
CYCLOARTENYL FERULATE (CAF)-HOẠT CHẤT QUI ĐỊNH LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA GẠO LỨT - 11/05/2023
VIỆN LÚA ĐBSCL THÔNG BÁO VỀ VIỆC THI TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2023 - 04/05/2023
MỜI THAM DỰ SINH HOẠT HỌC THUẬT TẠI VIỆN 20/4/2023 - 19/04/2023
VIỆN LÚA ĐBSCL CÙNG SYNGENTA VIỆT NAM KÝ KẾT HỢP TÁC TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG - 19/04/2023
Video

 

 

 

Thành tích của viện
 Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000
 Huân chương độc lập
        - Hạng I năm 2014
       -  Hạng II năm 2007
        - Hạng III năm 2002
 Huân chương lao động
        - Hạng I năm 1996
        - Hạng II năm 1990
        - Hạng III năm 1986
Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ
        - 10 nhà khoa học được nhận năm 2000
Giải thưởng  Kovalepskaia
        - Tập thể các nhà khoa học nữ thuộc Phòng Di truyền giống (năm 1995)
        - Cá nhận TS. Nguyễn Thị Lộc (năm 2011)
Giải Thưởng Bông Lúa Vàng Viết nam lần thứ nhất năm 2012
        - Giống lúa OM 6976 tác giả Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa và CTV
        - Giống lúa OM 4900 tác giả Nguyễn Thị Lang,  Bùi Chí Bửu và CTV
- Giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2013 cho tập thể nữ CBCNVLĐ - Viện lúa ĐBSCL

Liên kết website
Trang chủ | Giới thiêu Viện Lúa ĐBSCL | Sơ đồ site

Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long
Head Office: Tan Thanh Commune, Thoi Lai District, CanTho City
Tel: (+84) 292 3861954; Fax: (+84) 292 3861457
Copyright © 2011 Cuu Long Delta Rice Research Institute

Tổng lượt truy cập: 8191056
Đang truy cập: 14
Thiết kế web tại Cần Thơ - Miền Tây Net