Chiều 7/1, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Viện Lúa ĐBSCL.
Chiều 7/1, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Viện Lúa ĐBSCL.
Viện Lúa ĐBSCL và Viện KHNN Việt Nam sẽ tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận học vị và trao bằng tiến sĩ nông nghiệp cho 3 nghiên cứu sinh là Trương Ánh Phương (Khóa học 2011), Phạm Thị Kim Vàng (Khóa 2014) và Mai Nguyệt Lan (Khóa 2013) vào lúc 15 giờ, ngày 17/12/2020. Tại Hội trường 201, Viện Lúa ĐBSCL.
Tại TP Hồ Chí Minh ngày 03/11/2020, hiệp hội Lương Thực Việt Nam phối hợp với Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp –PTNT và báo Nông thôn ngày nay tổ chức “Cuộc thi Gạo ngon Việt Nam lần 2” năm 2020.
Omonrice là tạp chí nông nghiệp chuyên về cây trồng và các vấn đề liên quan như canh tác, phân bón và thổ nhưỡng. Omonrice được xây dựng và điều hành bởi Viện lúa ĐBSCL. Omonrice là tạp chí duy nhất xuất bản các công trình nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, các công trình có tính mới và duy nhất về nội dung của đối tượng là cây lúa và các cây trồng khác. Ngôn ngữ được sử dụng hoàn toàn bằng tiến Anh. Omonrice được xây dựng với mục tiêu là tạp chí hàng đầu quốc gia về khoa học nông nghiệp. Các tác giả có công trình đăng tải trên Omonrice giữ quyền sở hữu và các quyền khác liên quan theo luật định, được phân phát và phổ biến một cách tự do các công trình của mình
Với sự hỗ trợ thiết thực, kịp thời từ dự án “Sản xuất giống lúa xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2020”, hàng năm Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tổ chức sản xuất, cung ứng các giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Từ giữa thập niên 1980 sản xuất lúa gạo ở nước ta đạt bước tiến thần kỳ. Vượt qua giai đoạn thiếu hụt lương thực, ĐBSCL là vựa lúa của cả nước vừa đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời sản lượng lúa hàng hóa không ngừng tăng lên.
Việt Nam trở lại thị trường xuất khẩu gạo sánh cùng các quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới.
Đó là thời đoạn bộ giống lúa OM cao sản ngắn ngày của Viện Lúa ĐBSCL phát huy vai trò chủ lực trong sản xuất được chuyển giao rộng khắp cho nông dân.
Những cán bộ thời kỳ đầu góp mặt xây dựng, định hình một viện nghiên cứu khoa học về cây lúa tầm cỡ của vùng, bộc bạch rằng nhiệt huyết, ý chí cách mạng hợp cùng sức trẻ say mê khoa học đã giúp họ đồng tâm hợp lực vượt qua khó khăn.
Danh tiếng các giống lúa OM đã vượt xa phạm vi địa lý vựa lúa ĐBSCL, được nông dân miền Nam, Tây nguyên và cả nước lựa chọn gieo trồng.
Vượt ngàn vạn dặm theo chân các chuyên gia trồng lúa sang Lào, Campuchia, Brunei đến các nước châu Phi, Mỹ Latinh…, lúa OM minh chứng khả năng thích nghi, sức sống mãnh liệt, góp phần làm rạng danh Việt Nam, quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới.
Từ chiếc nôi nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa kỳ diệu này - hơn 40 năm qua các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL đã biết cách chọn ra con đường ngắn nhất, thời gian ngắn nhất để đạt thành tựu hôm nay.
Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Khoản vay số/Tín dụng số/Tài trợ số: Cr 5704-VN
Tiêu đề Hợp đồng: Mua sắm nguyên vật liệu, hóa chất, vật rẻ phục vụ nghiên cứu thí nghiệm (Thuộc nội dung 2)
1. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã nhận được tài trợ từ Ngân hàng Thế giới để chi trả chi phí cho Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam, tín dụng số Cr 5704-VN, và dự định dùng một phần tiền tài trợ đó để thanh toán cho hợp đồng Mua sắm nguyên vật liệu, hóa chất, vật rẻ phục vụ nghiên cứu thí nghiệm (Thuộc nội dung 2)
Với mục tiêu đưa ra quy tắc chung trong toàn Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long về đạo đức trong nghiên cứu khoa học, làm cơ sở cho các đơn vị xây dựng quy chế riêng biệt phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Viện Lúa ĐBSCL đã xây dựng quy tắc đạo đức nghiên cứu trong Viện.