Đạm (N) là một trong những yếu tố thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của thực vật nhưng lại thường được phân bố không đều trong đất. Thực vật phải phát triển cơ chế để thích ứng với tình trạng này. Khi có hiện tượng thiếu đạm xảy ra ở một vài vị trí nhất định xung quanh hệ thống rễ, thực vật sẽ hình thành cơ chế hướng hệ thống rễ hướng đến nơi có sự hiện diện của yếu tố đạm và tăng cường quá trình hấp thu để bù đắp cho sự thiếu hụt xảy ra.
Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí SCIENCE, các nhà khoa học Nhật bản đã xác định được cơ chế phân tử giúp thực vật nhận biết được yếu tố đạm (N) và hệ thống truyền tín hiệu giữa chồi và rễ, các quá trình này giúp thay đổi sự phát triển của bộ rễ hướng tới việc hấp thu yếu tố N đáp ứng cho quá trình phát triển của thực vật. Bộ rễ khi thiếu yếu tố N sẽ tiết ra các phân tử peptide kích thước nhỏ, các phân tử peptide này có thể được vận chuyển đến chồi và được tiếp nhận bởi các kinase receptor giàu leucine (LRR-RK=leucine-rich repeat receptor kinase). Các cây Arabidopsis bị thiếu cơ chế này sẽ biểu hiện tình trạng chậm phát triển kèm theo các triệu chứng thiếu đạm. Do vậy, cơ chế truyền tín hiệu từ hệ thống rễ đến chồi sẽ giúp cho thực vật thích nghi và đáp ứng đối với sự phân bố và thiếu hụt đạm trong đất. Xem tại: http://www.sciencemag.org/content/346/6207/343