Nguồn gốc
Giống lúa OM7347được Bộ môn Di truyền - Chọn giống thực hiện chọn tạo từ năm 2005. Giống này có nguồn gốc từ tổ hợp lai KhaoDawMali/BL//BL, OM7347 kết hợp được các đặc tính quý của cây cha mẹ, thông qua chọn lọc nhờ MAB (marker assissted backcross), đây là quá trình chọn lọc con lai BC2F2 chính xác và rút ngắn thời gian chọn lọc. Sử dụng 3 marker RM42, RM223, RM201 để chọn lọc tính trạng amylose và mùi thơm trên giống này. Giống OM7347 tiếp tục được chọn lọc ngoài đồng và tiến hành khảo nghiệm so sánh năng suất từ vụ Đông Xuân 2008 - 2009. Giống này đã được công nhận là giống quốc gia tại Việt Nam năm 2010.
Giống OM7347 phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt trên các vùng đất Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh. Diện tích giống OM7347 đang tăng lên rất nhanh hiện tại đến năm 2010 diện tích trồng giống này đã lên đến 21,345 ha. Giống OM7347 có năng suất cao, ổn định, mùi thơm, hàm lượng amylose thấp và có khả năng kháng bệnh tốt, chống chịu giỏi với điều kiện bất lợi, rất phù để đáp ứng nhu cầu sản xuất tại khu vực ĐBSCL và cả nước nói chung. Đây là giống được xếp vào nhóm lúa xuất khẩu cho Việt Nam.
Đặc điểm nông học và phẩm chất
Giống lúa OM7347 có ưu điểm là giống đặc sản, ngắn ngày thuộc nhóm A2 có thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày. Giống này cứng cây và khả năng đẻ nhánh khoẻ. Chiều cao cây từ 100-105 cm.
Chiều dài bông trung bình là 29,6cm. Số bông/m2 trung bình là 380 và số hạt chắc/bông rất cao (232 hạt).
Năng suất trung bình của giống OM7347 khá cao từ 6 -8.5 tấn/ha. Điều kiện canh tác tốt năng suất còn vượt trội.
Giống OM7347 này phù hợp với nhiều vùng đất khác nhau, đều biểu hiện dạng hình đẹp, năng suất cao. OM7347 có khả năng chống chịu được bệnh vàng, lùn xoắn lá và bạc lá.
Trọng lượng 1000 hạt đạt 26-27 gram, vì vậy OM7347 được xếp trong nhóm hạt to, đẹp. Xét về chỉ số thu hoạch (HI), giống OM7347 có giá trị HI tương đối cao, đạt 0,57.
Đây là giống có tính thích nghi rộng, năng suất ổn định, nên nó được duy trì khá lâu trong sản xuất ở ĐBSCL, các tỉnh Đông Nam Bộ, duyên hải Trung Bộ. Đặc biệt, trên đất phèn, mặn nhẹ chúng chịu đựng khá tốt và cho năng suất rất ổn định.
Giống lúa OM7347 là một giống có phẩm chất tốt. Tỷ lệ gạo lức 78,3%, tỷ lệ gạo nguyên 47,5% và tỷ lệ gạo trắng 76,2%. Chiều dài hạt trung bình là 6,92 mm. Dài/rộng: 2,95. Độ bạc bụng 2,6% (cấp 1). Độ trở hồ cấp 3. Độ bền gel 85,67 mm. Giống này có phẩm chất gạo dẻo với hàm lượng amylose đạt 16,8 %. Hàm lượng protein khá cao so (8,9%). Đặc biệt giống này có mùi thơm biểu hiện ở cấp 1. Nhìn chung giống OM7347 có mặt gạo đẹp, thon dài và phẩm chất ngon cơm hoàn toàn có thể đạt được tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu.
Về phản ứng sâu bệnh cho thấy giống lúa OM7347 có khả năng kháng trung bình được với bệnh đạo ôn (cấp 5), kháng đối với rầy nâu (cấp 3) và kháng bạc lá (cấp 3). Qua nhiều vụ sản xuất tại một số điểm ở đồng bằng Sông Cửu Long, giống OM7347 tỏ ra thích hợp với điều kiện thâm canh. Với dạng hình rất đẹp, đẻ khỏe và gọn, chịu được thâm canh cao và chúng có bộ lá thẳng đứng và dạng bông chùm, đó là tiêu chuẩn một giống cho năng suất cao. Giống nầy cũng được làm vật liệu lai trên để lai tạo ra các giống mới có đặc tính tốt như chính nó. Đây là giống chống chịu khô hạn khá tốt ở giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn trỗ.
Giống lúa OM7347 có ưu điểm là giống đặc sản, ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày. Giống này cứng cây và khả năng đẻ nhánh khoẻ. Chiều cao cây từ 100-105 cm. Chiều dài bông trung bình là 29,6cm. Số bông/m2 trung bình là 380 và số hạt chắc/bông rất cao (232 hạt). Năng suất trung bình của giống OM7347 khá cao từ 6 -8.5 tấn/ha. Điều kiện canh tác tốt năng suất còn vượt trội.Giống OM7347 này phù hợp với nhiều vùng đất khác nhau, đều biểu hiện dạng hình đẹp, năng suất cao. OM7347 có khả năng chống chịu được bệnh vàng, lùn xoắn lá và bạc lá.
Giống lúa OM 7347 là giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đặc cách là giống quốc gia năm 2011, được trồng khảo nghiệm so sánh năng suất từ vụ Đông - Xuân 2008-2009, đến nay được trên 20.000ha.