Nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Kobe, Nhật Bản khám phá ra rằng sự đột biến trong gen qSH3 có thể ngăn chặn sự rụng hạt lúa. Công trình được công bố trên tạp chí rất uy tín PNAS gần đây. Trong sự đột biến gen qSH3, liên quan đến việc thay thế 1 nucleotide trong gen YABBY. Đột biến này thường xảy ra trên các giống lúa indica và japonica được trồng phổ biến khắp thế giới. TS. Ishikawa và cộng sự tìm thấy nếu cây lúa chỉ có sự đột biến gen qSH3 xảy ra thì hạt sẽ bị rụng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi đột biến gen qSH3 kết hợp với đột biến gen sh4 thì tỉ lệ hạt lúa bị rụng sẽ giảm. Trong trường hợp, nếu bổ sung thêm đột biến xảy ra ở gen SPR3 cùng với qSH3 và sh4 thì tỉ lệ hạt bị rụng không đáng kể, vì vậy có thể đảm bảo và gia tăng năng suất lúa. Sự rụng hạt có thể được kiểm soát thông qua việc tận dụng gen với nhiều đột biến, dẫn đến việc tạo ra giống lúa mới có tỉ lệ rụng hạt thấp cho đến khi thu hoạch. Dự án nghiên cứu này là dự án cộng tác quốc tế gồm các nhà nghiên cứu từ trường đại học Kobe và Viện di truyền quốc gia Nhật Bản, đại học Luân Đôn, đại học Warwick, đại học nông nghiệp Yezin, và Viện nghiên cứu nông nghiệp Cambodia.
Nguồn: http://www.pnas.org/doi/10.1073/pnas.2121692119
Tài liệu tham khảo
Ryo Ishikawa, Cristina Cobo Castillo, Than Myint Htun, Koji Numaguchi, Kazuya Inoue, Yumi Oka, Miki Ogasawara, Shohei Sugiyama, Natsumi Takama, Chhourn Orn, Chizuru Inoue, Ken-Ichi Nonomura, Robin Allaby, Dorian Q. Fuller, Takashige Ishii. A stepwise route to domesticate rice by controlling seed shattering and panicle shape. PNAS 119:26 (2022). DOI: 10.1073/pnas.2121692119