image Trang chủ image
english vietnam
Có sự tương tác cùng có lợi của rầy nâu và sâu đục thân trên cây lúa?
Theo: - Cập nhật lúc: 09:27:04 - 24/05/2022


Nguồn: Hình ảnh từ bài báo của TS. Liu và cộng sự đăng trên tạp chí Nature Communications (2022), IF 14.919. Nơi đẻ trứng ưa thích của ngài sâu đục thân trong thí nghiệm nhà lưới. Số lượng trứng được đẻ bởi con cái trên cây lúa bình thường (control), nhiễm ấu trùng sâu đục thân (SSB), rầy nâu (BPH), cả hai rầy nâu và sâu đục thân (SSB/BPH). a:mô phỏng thí nghiệm, b: control và cây bị nhiễm SSB, c: control và cây bị nhiễm BPH, d: control và cây bị nhiễm cả hai. e: cây bị nhiễm SSB và BPH, f: cây bị nhiễm SSB và nhiễm cả hai, g: cây bị nhiễm BPH và cả hai, h: ngài SSB biểu lộ đến 4 loại cây lúa.

 

Có một lý thuyết đang tồn tại về mối tương tác cùng có lợi trong số côn trùng động vật ăn cỏ, tuy nhiên vẫn chưa có chứng cứ cụ thể nào để chứng minh lý thuyết này. Trong nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí rất uy tín Nature Communications (IF 14.919), Liu và cộng sự, Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, đã đề nghị một mối quan hệ cộng tác cùng có lợi giữa hai loài sâu bệnh hại phổ biến trên lúa rầy nâu (Nilaparvata lugens) và sâu đục thân lúa (Chilo suppressalis). Giả thuyết này bắt nguồn từ chính sự khám phá của nhóm nghiên cứu trước đó rầy nâu thích ăn và đẻ trứng trên cây lúa bị nhiễm sâu đục thân do hàm lượng amino acid gia tăng (dẫn đến gia tăng hoạt động rầy nâu) trong khi hàm lượng beta-sitosterol và campesterol giảm (dẫn đến ức chế sự phát triển rầy nâu); và làm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho cây bị nhiễm sâu đục thân. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy rầy nâu thoát khỏi ký sinh trùng gây hại bằng cách đẻ trứng trên cây lúa bị nhiễm sâu đục thân. Lý giải điều này có lẽ vì Anagrus nilaparvatae là một loài ký sinh trùng gây hại trứng của rầy nâu, nhận dạng hợp chất bay hơi được phóng thích từ cây bị nhiễm rầy nâu để xác định vị trí của cây và trứng rầy nâu. Trong khi, cây bị nhiễm cùng lúc bởi sâu đục thân sẽ phóng thích một số hợp chất không hấp dẫn Anagrus nilaparvatae. Điều này dẫn đến một vấn đề nghiên cứu là việc chia sẽ cùng thực vật ký chủ với rầy nâu có thể giúp cho sâu đục thân chống lại và xâm nhập cơ chế bảo vệ của cây lúa và gây ra sự phá hoại cây lúa hay không. Nếu vậy, đẻ trứng của sâu đục thân sẽ xảy ra như thế nào để thích nghi với tình trạng mới này. Để trả lời câu hỏi này, nhóm nghiên cứu đã khảo sát sự biểu hiện của ấu trùng sâu đục thân trên cây lúa bình thường và trên cây lúa chỉ bị nhiễm rầy nâu hoặc chỉ bị nhiễm sâu đục thân hoặc bị nhiễm cả hai loài cùng lúc. Nhóm tác giả cũng kiểm tra vị trí đẻ trứng ưa thích của ngài sâu đục thân có bắt cặp với sự biểu hiện của ấu trùng trên cây trước khi bị nhiễm hay không. Ảnh hưởng của sự nhiễm rầy nâu đến việc phóng thích hợp chất bay hơi được tạo ra bởi sâu đục thân, hấp dẫn ký sinh trùng trứng của sâu đục thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hiện diện rầy nâu làm giảm số lượng trứng sâu đục thân được ký sinh, điều này cho thấy chiến lược đẻ trứng của sâu đục thân có tính thích nghi cao. Việc nhiễm hai loài cùng lúc đã cải thiện chất lượng cây ký chủ, riêng biệt sâu đục thân vì rầy nâu ức chế hoàn toàn việc sản xuất hoạt chất ức chế proteinase; và mang lại lợi ích trong việc giảm độc tính của cây và giảm sự biểu lộ đến ký sinh trùng có hại cho cây. Dữ liệu nghiên cứu hỗ trợ việc giải thích sự tương tác cùng có lợi của hai loài côn trùng. Hiểu rõ cơ chế tương tác thực vật-côn trùng trên cơ sở tương tác cùng có lợi sẽ giúp ích cho chương trình chọn giống để kiểm soát hai loài sâu bệnh hại phổ biến trên lúa này.

 

Nguồn: https://doi.org/10.1038/s41467-021-27021-0

bình luận 0 Lượt xem 467
Tin mới hơn
Tin cũ hơn
Dòng lúa được xử đột biến với sodium azide kháng phổ rộng và bền vững với bệnh đạo ôn (10/05/2022)
Kết hợp phân bón hóa học và hữu cơ làm tăng khả năng ức chế sự tăng trưởng cỏ và gia tăng năng suất lúa (14/04/2022)
Xu hướng di truyền và dòng lúa triển vọng năng suất cao trong chương trình chọn tạo giống lúa chống chịu khô hạn ở IRRI 17 năm qua 2003-2019 (08/04/2022)
Xu hướng đột biến “phản chiếu” chọn lọc tự nhiên ở Arabidopsis thaliana (29/03/2022)
Chiều dài lóng sơ khởi tiên đoán cho sức sống cây con lúa trong điều kiện đồng ruộng. (09/03/2022)
Bảy kỹ thuật phân tích hứa hẹn nhất trong năm 2022 (21/02/2022)
RGN1 KIỂM SOÁT SỐ LƯỢNG HẠT VÀ HÌNH DẠNG BÔNG LÚA (31/01/2022)
Sử dụng thông số hàm lượng protein, amylose và độ nhớt để đánh giá chất lượng mùi vị gạo (31/01/2022)
Tăng cường sự bền vững cho sản xuất lúa gạo toàn cầu lớn hơn (14/01/2022)
Phát hiện mới giúp cải thiện quản lý phân bón từ phản ứng chất dinh dưỡng trong thực vật (06/01/2022)
TIN TỨC NỔI BẬT
Xem tất cảicon
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 10/06/2024 đến ngày 20/06/2024 - 25/06/2024
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 07/05/2024 đến ngày 10/06/2024 - 11/06/2024
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 20/4/2024 đến ngày 6/5/2024 - 09/05/2024
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 19/12/2022 đến ngày 17/1/2023 - 18/01/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 15/11/2022 đến ngày 18/12/2022 - 26/12/2022
Thông báo bảo vệ luận án Tiến sĩ Nông nghiệp cấp Viện (NCS Nguyễn Trọng Phước) - 26/12/2022
Biến dị DROT1 và tính thích nghi khô hạn ở lúa - 27/10/2022
Kiểm soát đạo ôn ở các giống lúa chất lượng cao - 19/09/2022
CÁC MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN Ở VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG SỰ KIỆN AGRITECHNICA LIVE 2022 “CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG” - 19/09/2022
Thông báo tuyến dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học NN Việt Nam và một số đơn vi trực thuộc năm 2022 - 10/08/2022
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 18/7/2022 đến ngày 25/7/2022 - 28/07/2022
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 10/7/2022 đến ngày 14/7/2022 - 28/07/2022
Protocatechuic acid (PCA) từ cám gạo tím ức chế ung thư gan ở chuột - 28/07/2022
Đột biến di truyền có thể kiểm soát sự rụng hạt lúa - 18/07/2022
Tinh bột kháng từ cơm xử lý lạnh giảm sự gia tăng hàm lượng đường trong máu trong bệnh nhân tiểu đường type 1 - 18/07/2022
Khóa huấn luyện điều khiển máy bay không người lái HLD-18 - 18/07/2022
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 26/6/2022 đến ngày 9/7/2022 - 12/07/2022
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 15/6/2022 đến ngày 19/6/2022 - 28/06/2022
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 20/6/2022 đến ngày 25/6/2022 - 28/06/2022
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA MÔ-DĂM-BÍCH ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 28/06/2022
Video

 

 

 

Thành tích của viện
 Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000
 Huân chương độc lập
        - Hạng I năm 2014
       -  Hạng II năm 2007
        - Hạng III năm 2002
 Huân chương lao động
        - Hạng I năm 1996
        - Hạng II năm 1990
        - Hạng III năm 1986
Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ
        - 10 nhà khoa học được nhận năm 2000
Giải thưởng  Kovalepskaia
        - Tập thể các nhà khoa học nữ thuộc Phòng Di truyền giống (năm 1995)
        - Cá nhận TS. Nguyễn Thị Lộc (năm 2011)
Giải Thưởng Bông Lúa Vàng Viết nam lần thứ nhất năm 2012
        - Giống lúa OM 6976 tác giả Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa và CTV
        - Giống lúa OM 4900 tác giả Nguyễn Thị Lang,  Bùi Chí Bửu và CTV
- Giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2013 cho tập thể nữ CBCNVLĐ - Viện lúa ĐBSCL

Liên kết website
Trang chủ | Giới thiêu Viện Lúa ĐBSCL | Sơ đồ site

Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long
Head Office: Tan Thanh Commune, Thoi Lai District, CanTho City
Tel: (+84) 292 3861954; Fax: (+84) 292 3861457
Copyright © 2011 Cuu Long Delta Rice Research Institute

Tổng lượt truy cập: 7688777
Đang truy cập: 13
Thiết kế web tại Cần Thơ - Miền Tây Net