Do dân số gia tăng theo dự báo, sản xuất lúa gạo trong tương lai đặt dưới sự thử thách là phải tạo ra sản lượng lúa nhiều hơn trong khi phải giảm thiểu tối đa thiệt hại do tác động của môi trường. Theo Tiến Sĩ Shen Yuan, Đại học Nebraska-Lincoln, “Sản xuất lúa gạo toàn cầu đang chịu thử thách lớn từ biến đổi khí hậu, thiếu nước và công lao động, gia tăng năng suất chậm”. Nghiên cứu gần đây với trưởng nhóm là Giáo Sư Nông học Shaobing Peng, Đại học Nông nghiệp HuaZhong cộng tác với Phó Giáo Sư Patricio Grassini đồng trưởng nhóm về bản đồ Atlas khoảng trống năng suất toàn cầu (Global Yield Gap Atlas). Công trình này được đăng trên tạp chí rất uy tín Nature Communications vào tháng 12/2021. Nghiên cứu được thực hiện trong 32 mùa vụ với diện tích lúa chiếm ½ diện tích sản xuất lúa toàn cầu để đánh giá năng suất, hiệu quả sử dụng nước, phân bón, thuốc trừ sâu, và công lao động. Nghiên cứu đánh giá toàn cầu này là sự hợp tác giữa trường Đại học Nông nghiệp Huazhong, Nebraska-Lincoln, California Davis, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Texas A&M, Viện lúa Quốc tế, và 8 trường đại học và trung tâm nghiên cứu ở Châu Phi, Indonesia, Brazil, Uruguay, Ấn Độ.
Nguồn: hình ảnh từ bài báo của Yuan và cộng sự được đăng trên tạp chí Nature Communications. Nature 12, 7163 (2021). https://doi.org/10.1038/s41467-021-27424-z. Màu đỏ biểu thị cho khoảng trống năng suất, màu vàng là biểu thị cho năng suất thực tế. Khung ô A: Bắc Mỹ, B: Nam Mỹ, C: Châu Phi, D: Châu Á và Úc, E: Thế giới. Diện tích sản xuất lúa được biểu hiện trong màu xanh lá cây. Hai chữ cái đầu tiên là khu vực, chữ thứ 3 là quản lý nước, thứ 4 là thâm canh. Australia (AU); Bangladesh (BA); northern và southern Brazil (BN và BS); Burkina Faso (BF); central, northern, và southern China (CC, CN, và CS); Egypt (EG); Indo-Gangetic Plains và southern India (IG và IS); central, east, và west Java, Indonesia (CJ, EJ, và WJ); Madagascar (MA); Segou và Sikasso, Mali (ME và MI); Myanmar (MY); Kano và Lafia, Nigeria (NK và NL); Philippines (PH); Tanzania (TA); central Thailand (TH); southern USA và California (US và UC); Uruguay (UR); Vietnam (VN). Quản lý nước: sử dụng nước chủ động (I), sử dụng nước mưa (R). Thâm canh: 1 vụ (S), 2 vụ (D), 3 vụ (T).
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 2/3 diện tích lúa trên tổng diện tích có năng suất thấp hơn năng suất thu được trong điều kiện canh tác lúa được đảm bảo tốt. Điều này cho thấy, vẫn còn khoảng trống năng suất có thể đạt được trong tương lai. Để đạt được mục tiêu về gia tăng năng suất đòi hỏi việc quản lý dinh dưỡng, sâu bệnh hại, đất và nước tốt hơn, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, đòi hỏi giống lúa mới có đặc tính chống chịu sâu bệnh, hại tốt hơn. Phát hiện khác trong nghiên cứu là để đạt được năng suất lúa cao nhưng giảm thiểu tác động đến môi trường là hoàn toàn có thể. Theo Phó Giáo Sư Grassini “nghiên cứu là bước tiến quan trọng đầu tiên trong việc nhận dạng hệ thống canh tác tốt nhất cho việc gia tăng năng suất và hiệu quả sử dụng nước và nguồn lao động, phân bón và thuốc trừ sâu, tạo ra định hướng nghiên cứu và chương trình phát triển nông nghiệp ở tầm Quốc gia và toàn cầu”.
Nguồn:
https://www.nature.com/articles/s41467-021-27424-z
https://www.sciencedaily.com/releases/2021/12/211209201702.htm
https://news.unl.edu/newsrooms/today/article/researchers-analyze-roadmaps-toward-larger-greener-global-rice-bowl/
Tài liệu tham khảo:
Shen Yuan, Bruce A. Linquist, Lloyd T. Wilson, Kenneth G. Cassman, Alexander M. Stuart, Valerien Pede, Berta Miro, Kazuki Saito, Nurwulan Agustiani, Vina Eka Aristya, Leonardus Y. Krisnadi, Alencar Junior Zanon, Alexandre Bryan Heinemann, Gonzalo Carracelas, Nataraja Subash, Pothula S. Brahmanand, Tao Li, Shaobing Peng & Patricio Grassini. Sustainable intensification for a larger global rice bowl. Nature 12, 7163 (2021). https://doi.org/10.1038/s41467-021-27424-z.