Hong Yao và ctv. (2013), đã công bố kết quả nghiên cứu này trên tạp chí PNAS February 12, 2013 vol. 110 no. 7: 2665-2669. Cơ sở di truyền của cường lực lai vẫn tiếp tục là những tranh cãi trong hơn một thế kỷ qua. Giả thiết thông thường để giải thích hiện tượng này là có những alen lặn đồng hợp tử bị mất đi (deleterious recessive homozygous alleles) ở trong hai dòng bố mẹ, các alen như vậy được bổ sung vào con lai (hybrid) sao cho sinh khối và tính hữu thụ vượt trội so với bố mẹ. Muốn xác định lại tính chất bổ sung của giả thiết ấy theo cách làm trực tiếp, heterosis đã được chứng minh trong cây thuần, nhị bội và con lai nghịch đảo rồi so sánh với dòng dẫn xuất, thuần, triploid với hai loại hình “triploid hybrids”, khác nhau theo số genomes của bố mẹ khác nhau. Sự bổ sung những đột biến lặn sẽ xảy ra như nhau trong cả hai loại hình này “triploid hybrids” dự báo rằng, nếu sự bổ sung ấy diễn ra đơn độc theo phản ứng có tính chất heterotic, thì cả hai loại hình “triploid hybrids” ấy sẽ tương đương xét theo cường lực lai. Tuy nhiên, những con lai có tính chất “reciprocal diploid” đều giống nhau trên cơ sở từ 6 đến 9 tính trạng đã được đo đếm, nhưng hai loại hình “triploid hybrids” khác biệt nhau có ý nghĩa đối với 8 tính trạng tương đương. Điều quan trọng là chính những “triploid hybrids” này khác nhau về mức độ heterosis của bố mẹ cũng như con lai “triploid inbreds”. Như vậy, khác biệt ấy giữa những dòng “reciprocal triploid hybrids” tương quan chặt chẽ với các khác biệt quan sát được trong các dòng thuần (cận giao), cũng như ở mức độ diploid hoặc triploid, theo cách thức có thể giải thích được về “genome dosage” hơn là giải thích theo bố mẹ có nguồn gốc ảnh hưởng khác nhau. Nghiên cứu này chỉ ra rằng một thành phần chủ lực của heterosis chính là một cơ chế vận hành bởi những yếu tố tích lũy vô cùng nhạy cảm (dosage-sensitive factors) bao gồm hiện tượng đa dạng alen (allelic diversity) trong suốt genome này. Xem chi tiết: http://www.pnas.org/content/110/7/2665.abstract.html?etoc