Suqin Fang và ctv. (2013) đã công bố công trình nghiên cứu này trên tạp chí PNAS February 12, 2013 vol. 110 no. 7: 2670-2675. Sinh trưởng và phát triển của hệ thống rễ lúa rất linh hoạt và chịu ảnh hưởng bởi môi trường. Rễ lúa thường mọc trong môi trường rất biến đổi, bao gồm các tương tác của những cây kế bên và đặc tính vật lý của vùng xung quanh rễ (rhizosphere). Muốn nghiên cứu làm thế nào mật độ cây và các vật chất xung quanh ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của rễ, nhóm tác giả đã trồng lúa trong một hệ thống thể gel trong suốt (transparent gel system). Các hệ thống rễ được nhìn thấy rõ ràng theo không gian ba chiều.
Tương tác giữa rễ và rễ được tính toán theo thống kê lượng (quantitative metrics), nó định tính được sự phát triển theo kiến trúc nào đó của hệ thống rễ, cái này bao trùm lên cái kia. Thật ngạc nhiên, người ta thấy rằng chính sự trùng lắp như vậy của các hệ thống rễ (overlap of root systems) trong cùng một giống lúa tăng trưởng cao hơn một cách có ý nghĩa so với hệ thống rễ của nhiều giống lúa với nhau. Các hệ thống rễ của cùng một giống lúa có xu hướng tăng trưởng theo cách tương tác cái này với cái kia, nhưng nếu khác giống sự kiện không phải như vậy. Các thí nghiệm tách riên với chồi thân cho thấy khả năng của tương tác trong điều kiện hảo khí rất tốt, chứng tỏ có sự thông tin của rễ. Cách trồng lúa lộn xộn cho thấy tương tác dường như chỉ xảy ra ở đỉnh rễ theo không gian gần.
Những trở ngại ghi nhận được trong thí nghiệm này là ở tại đỉnh rễ lúa, nhưng thông qua tiếp xúc trong một quãng hẹp. Kết quả cho thấy hệ thống rễ đã sử dụng hai dạng hình khác nhau về thông tin đến các vật chất xung quanh và làm thay đổi kiến trúc rễ lúa: sự ghi nhận giữa rễ và rễ, có thể thông qua chất bài tiết tại rễ, và rễ với vật chất thông qua tiếp xúc vật lý ở đỉnh rễ lúa. Đỉnh rễ đóng vai trò như một “local sensors” tổng hợp thông tin vùng rễđến toàn bộ những thay đổi về cấu trúc rễ. Xem chi tiết: http://www.pnas.org/content/110/7/2670.abstract.html?etoc