KS Kim và ctv. đã công bố trên tạp chí TAG on-line ngày 7-8-2012 như sau: Gia tăng năng suất hạt là mục tiêu chọn giống quan trọng nhất trong đậu nành [Glycine max (L.) Merr.]. Do đậu nành có nguồn vật liệu tổ tiên rất bé, vất liệu lai và tuyển chọn cũng ít, cho nên các giống đậu nành trong sản xuất ở Bắc Mỹ có nền tảng di truyền khá hẹp. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng một bản đồ QTL (quantitative trait loci) trên hai quần thể hồi giao được phát triển trên cơ sở du nhập giống đậu nành làm nguồn cho gen (donor parents). Quần thể thứ nhất gồm có 116 dòng BC2F3 được phát triển trên cơ sở giống “Elgin” làm mẹ tái tục (recurrent) và giống PI 436684 làm bố cho gen (E population).
Quần thể thứ hai gồm có 93 dòng BC3F3 được phát triển với giống “Williams 82” làm mẹ tái tục và PI 90566-1 làm bố cho gen (W population). Cả hai quần thể này được đánh giá thông qua 1.536 SNP markers, trong 2 năm, xem xét năng suất hạt và các tính trạng nông học quan trọng. Số liệu đánh giá kiểu gen và kiểu hình được phân tích nhờ phần mềm MapQTL và QTLNetwork để xác định QTL chủ lực và QTL có ảnh hưởng “epistatic”. Trong quần thể E, có 2 QTL qui định năng suất hạt được xác định bởi cả hai phần mềm MapQTL và QTLNetwork, các alen của PI 436684 kết hợp với sự kiện gia tăng năng suất.
Trong quần thể W, một QTL allele của giống PI 90566-1 đóng góp đến 30 % biến thiên năng suất; tuy nhiên, vùng PI này cũng không kết hợp được tính trạng chín muộn, chiều cao cây ngắn. Không có epistasis đối với năng suất hạt trong cả hai quần thể. Không có QTL qui định năng suất nào được báo cáo trước đây tại các vùng như vậy nơi mà những QTL được lập bản đồ QTL cho thấy nguồn gen ngoại nhập (exotic germplasm) có thể trở thành nguồn alen mới làm cải tiến năng suất đậu nành. Xem chi tiết