Từ ngày 24 - 26/8/2022, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG) tổ chức sự kiện quốc tế Agritechnica Asia Live 2022 với chủ đề “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”.
Sự kiện quốc tế mang dấu ấn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2022, nhằm tạo điều kiện để nông dân tiếp cận nhanh và hiệu quả nhất các công nghệ hiện đại, thúc đẩy canh tác nông nghiệp bền vững và góp phần quảng bá văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Agritechnica Asia Live 2022 có sự tham gia của 4.000 đại biểu, khách tham quan trong nước và quốc tế.
Trong các mô hình trình diễn của sự kiện AgriTechnica Asia Live 2022 “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”được thực hiện tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện giới thiệu 02 mô hình: i) Mô hình trình diễn cơ giới hóa trong canh tác lúa tiên tiến. Trong mô hình này áp dụng các các khâu cơ giới hóa như làm đất, gieo sạ, phun thuốc BVTV bằng Drone, thu hoạch… cùng với Quy trình canh tác lúa tiên tiến. Nhằm tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa có chứng nhận và giảm lượng giống gieo trồng trong sản xuất, tùy vào điều kiện địa hình đất đai có thể áp dụng 04 biện pháp gieo sạ như sau: Sạ hàng bằng dụng cụ kéo tay, sạ hàng bằng máy gieo hạt chính xác APV, sạ cụm bằng máy, cấy máy kết hợp bón vùi phân. ii) Mô hình trình diễn các giống lúa phổ biến và triển vọng của Viện Lúa ĐBSCL. Trong mô hình trình diễn gồm 16 giống lúa OM, có các giống lúa chủ lực ở vùng ĐBSCL như OM5451, OM18, OM4900…Diện tích gieo trồng của giống lúa OM5451 ở những năm 2018 -2019 đạt trên 1 triệu hecta/ năm, tuy hiện nay diện tích giống này có giảm xuống còn khoảng 500-600.000 hecta/ năm; giống lúa OM18 là giống lúa mới được đưa vào sản xuất từ những năm 2019 nhưng diện tích tăng rất nhanh hiện diện tích gieo trồng của giống OM18 trên 500.000 hecta/ năm. Hai giống lúa OM5451 và OM18 cũng là các giống chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài trình diễn các giống lúa chủ lực cho sản xuất và xuất khẩu về giống lúa chất lượng cao, Viện Lúa cũng trình diễn các giống lúa triển vọng khác đáp ứng các phân khúc của thị trường gạo: nhóm giống lúa thơm chất lượng cao cấp, nhóm giống lúa chất lượng cao, nhóm giống lúa cao sản, nhóm giống lúa nếp, Japonica và giàu vi chất dinh dưỡng. Tất cả các giống lúa trình diễn phù hợp với điều kiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Viện cũng tham gia trưng bày gian hàng sản phẩm lúa gạo của Viện trong sự kiện được tổ chức tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Cần Thơ.
Từ ngày 24 - 26/8/2022, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG) tổ chức sự kiện quốc tế Agritechnica Asia Live 2022 với chủ đề “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”.
Nông dân tham quan mô hình trình diễn tại Viện trong sự kiện Agritechnica Asia Live 2022.
Gian hàng trưng bày sản phẩm lúa gạo Viện Lúa ĐBSCL trong chương trình triễn lãm tổ chức tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Cần Thơ trong sự kiện Agritechnica Live 2022.