Phụ trách Bộ môn: TS. Mai Nguyệt Lan
Điện thoại: 0962517545
Email: mainguyetlan@gmail.com
I. Chức năng
Bộ môn Nông học, là đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, có chức năng nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo, hợp tác, và tư vấn về lĩnh vực Kỹ Thuật canh tác, sinh lý sinh hóa, hệ thống canh tác, dinh dưỡng cây trồng và sản xuất phân bón lá, bón gốc, khoa học đất và vi sinh vật đất-môi trường phục vụ cho cây lúa và cây trồng khác.
II. Nhiệm vụ
1. Hoàn thiện quy trình canh tác lúa và một số cây trồng chính đáp ứng mục tiêu nông nghiệp chất lượng cao, giảm giá thành, tiết kiệm nước tưới và nâng cao chất lượng nông sản.
2. Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho lúa và các cây trồng trên nền đất lúa ở ĐBSCL.
3. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp cải tạo đất có vấn đề (đất phèn, mặn, khô hạn, sodic hóa, ngộ độc sắt, nhôm, hữu cơ,…), nhằm cải thiện nguồn dinh dưỡng dự trữ, chống suy thoái đất và gia tăng năng suất cây trồng ở ĐBSCL.
4. Nghiên cứu và phát triển các giải pháp kỹ thuật tổng hợp cho sản xuất lúa và cây trồng trên nền đất lúa để gia tăng thu nhập cho nông dân và đáp ứng các tiêu chuẩn (Việt GAP, GLOBLE GAP, Hữu Cơ,…).
5. Thiết kế và triển khai các hệ thống canh tác mới triển vọng để so sánh với các hệ thống canh tác hiện có nhằm tìm ra một số hệ thống bền vững, tối ưu về mặt sinh học, kinh tế, xã hội và môi trường.
6. Phân tích những ưu, khuyết điểm, cơ sở khoa học của việc hình thành và tồn tại của các hệ thống canh tác hiện có.
7. Nghiên cứu về sinh lý, sinh hoá đối với một số giống cây lương thực và cây thực phẩm phục vụ cho công tác chọn tạo giống và xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh.
8. Nghiên cứu khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của những giống cây trồng mới do Viện tạo ra.
9. Thiết kế và triển khai các hệ thống canh tác mới triển vọng để so sánh với các hệ thống canh tác hiện có nhằm tìm ra một số hệ thống bền vững, tối ưu về mặt sinh học, kinh tế, xã hội và môi trường.
10. Nghiên cứu các hợp phần kỹ thuật thuộc từng loại cây trồng của các hệ thống canh tác triển vọng.
11. Nghiên cứu nhận thức của nông dân về các biện pháp quản lý cỏ dại hiện tại và những trở ngại nông dân gặp phải trong việc áp dụng phương pháp quản lý cỏ dại tổng hợp.
12. Dinh dưỡng thực vật: hấp thu và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng và thủy canh, quang hợp, hô hấp, kiểm soát dự trữ lipid trong hột và củ của các loại rau, khoai,…
13. Phát triển thực vật: chất điều hòa tăng trưởng thực vật, phát triển hoa, trái và hột, tiềm sinh, lão suy, nảy mầm,….
14. Phân lập, xác định và mô tả đặc điểm đối kháng côn trùng, bệnh cây và cỏ dại (allelopathy) và các chất đối kháng (allelochemicals) của các loài cây trồng khác nhau nhằm phục vụ cho việc kiểm soát dịch hại.
15. Thiết kế và thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật và hệ thống hỗ trợ ra quyết định cho chiến lược quản lý cỏ dại tổng hợp trên những hệ thống canh tác nền lúa.
16. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới nhất cho nông dân về kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng cạn trên nền đất lúa và quản lý cỏ dại tổng hợp trên lúa và các loại cây trồng khác.
17. Tham gia đào tạo cán bộ khoa học có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và cán bộ khuyến nông, và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên ngành.
18. Thực hiện hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực phân bón và kỹ thuật canh tác với các tổ chức trong và ngoài nước.
III. Nhân sự
(click vào để xem danh sách nhân sự Bộ môn Nông học)