Trưởng Bộ môn: TS. Trần Đính Giỏi
Điện thoại: 0982718900
Email: tdgioi@gmail. com
I. Chức năng và nhiệm vụ
Bộ môn Di truyền và Chọn giống Cây trồng là đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có chức năng bảo tồn tài nguyên di truyền cây lúa và một số cây trồng khác trong vùng trồng lúa, nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống lúa, giống cây trồng cạn, rau màu theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu phát triển của quốc gia trong từng thời kỳ.
II. Lĩnh vực nghiên cứu
- Thu thập, bảo quản, đánh giá, tư liệu hóa và sử dụng hợp lý qũy gen cây lúa và một số cây trồng khác trong vùng trồng lúa, để thực hiện mục tiêu đa dạng sinh học, sử dụng vật liệu bố mẹ có định hướng đáp ứng yêu cầu cải tiến giống cây trồng.
- Nghiên cứu genome học và genome học chức năng cây trồng mục tiêu; phát triển những lĩnh vực mới như proteomics, transcriptomics; ứng dụng tin sinh học, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu cơ bản về di truyền phân tử, công nghệ di truyền, kết hợp với các phương pháp truyền thống làm cơ sở chọn tạo giống lúa, các giống cây trồng cạn và rau màu.
- Nghiên cứu khai thác vật liệu di truyền từ nguồn hoang dại và loài bản địa, làm đa dạng nguồn gen, kết hợp với đột biến gen, biến dị somatic hoặc gametic, xây dựng chiến lược chọn lọc trên cơ sở di truyền số lượng, nhằm tạo chọn giống năng suất cao, ổn định, chống chịu stress sinh học và phi sinh học, gia tăng hàm lượng dinh dưỡng nông sản.
- Thực hiện các phương pháp du nhập gen mục tiêu từ ngân hàng gen vào giống cây trồng, kết hợp với hồi giao cải tiến, ứng dụng dấu chuẩn phân tử trong chọn giống (MAS), đánh giá hiệu qủa chọn lọc tính trạng mục tiêu, phân tích QTL, phân tích chuỗi trình tự gen mục tiêu, thiết kế những cặp mồi liên kết chặt với gen mục tiêu, hoàn thiện không ngừng qui trình chọn giống truyền thống và phân tử.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống: Chức năng genome , Công nghệ gen, Kỹ thuật di truyền , Kiểm tra về GMO các cây có liên quan.
- Nghiên cứu các phương pháp chuyển nạp gen vào cây trồng để tối ưu hóa hiệu quả chuyển nạp gen và xây dựng qui trình của các hệ thống chuyển nạp gen phù hợp đối với các loại cây trồng quan tâm (lúa, đậu nành, bông vải, bắp...).
- Nghiên cứu phương pháp chỉnh sửa gen (gene editing) sử dụng hệ thống CRISPR/CAS9.
- Nghiên cứu tạo chọn giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tạo biến dị soma, nuôi cấy túi phấn và đột biến phóng xạ, hóa chất.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau Tiến sĩ (post-doct), sinh viên đến thực tập về di truyền-giống; đào tạo tiến sĩ chuyên ngành di truyền - giống.
- Thực hiện các hoạt động so sánh năng suất, phân tích tương tác GxE, trồng thử, chuyển giao giống mới ở các địa phương trong vùng mục tiêu.
- Thực hiện công tác khảo nghiệm giống lúa ở các vùng sinh thái khác nhau.
- Hợp tác nghiên cứu với các đơn vị trong nước và ngoài nước để trao đổi thông tin trên lĩnh vực có liên quan.
III. Nhân sự
Click vào để xem danh sách nhân sự của Bộ môn Di truyền - chọn giống