Ngày 17 tháng 07 năm 2015, tại Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL phối hợp với Công ty Monsanto tổ chứ chội thảo "Ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) phát triển nông nghiệp" với sự tham dự của các lãnh đạo Viện lúa ĐBSCL, Công ty Monsanto, Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, ĐH Cần Thơ...
Hội thảo đã trình bày một số báo cáo cũng như thảo luận các vấn đề liên quan đến ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học. Nhận xét của nhóm cán bộ nghiên cứu Trung tâm CNSH TP.HCM cho rằng SX nông nghiệp đang đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu, việc áp dụng CNSH, đưa cây trồng chuyển gen vào canh tác sẽ giảm thiệt hại, cải thiện năng suất, không gây tá chại môi trường,... Nước ta có thế mạnh về SX nông nghiệp, đứng đầu thế giới về sản xuất hồ tiêu, thanh long, đứng thứ 2 về sản xuất lúa gạo, cà phê và đứng thứ 5 thế giới về trà…nhưng vấn đề bức bách nhất là phải NK tới 70% nguyên liệu SX thứ căn chăn nuôi, chủ yếu là ngô và đậu tương đây là vấn đề cần giải quyết.
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết từ năm 2010 chúng ta đã tiếp nhận và làm chủ một số CNSH hiện đại, ứng dụng có hiệu quả vào SX phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp. Chọn tạo được một số dòng cây trồng CNSH trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng. Năm 2015tích cực đưa mộtsố cây trồng CNSH vào SX như bông, ngô và đậu tương. Năm 2020 diện tích giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của CNSH chiếm trên 70%, trong đó cây trồng CNSH chiếm 30-50% diện tích.
TS. Glick Harvey, Giám đốc Chính sách và pháp chế vùng châu Á – Thái Bình Dương (Cty Monsanto) cho rằng trước áp lực dân số tăng lên, sự thay đổi về kinh tế và chế độ dinh dưỡng, sự suy giảm của đất canh tác và nguồn nước…. tạo ra hàng loạt thách thức mới cho người nông dân, Cty Monsanto vì nền nông nghiệp bền vững, cam kết tăng năng suất gấp đôi của ngô, đậu tương, bong vải và cải dầu vào năm 2030. Chiến lược của Cty Monsanto tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là đưa tiến bộ kỹ thuật cây trồng mới vào VN để tăng năng suất và tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên tiến bộ kỹ thuật không đơn thuần chỉ là giống ngô chuyển gen mà còn là giống ngô lai truyền thống năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh.
PGS.TS Mai Thành Phụng, nguyên Trưởng bộ phậnt hường trựct ại Nam bộ, Trung tâm KNQG cho biết, vấn đề các nước quan tâm nhất là đa dạng sinh học, lựa chọn sử dụng cây trồng chuyển gen theo chừng mực. Ví dụ trong 100% diện tích SX ngô thì trong đó có 10 - 20% hoặc 50% diện tích ngô chuyển gen, còn lại là giống của địa phương đấy là việc rất cần thiết. Việc chọn baon hiêu phần trăm diện tích cây chuyển gen phải có chiến lược quốc gia và không bao giờ sử dụng 100% diện tích trồng cây chuyển gen. Tóm lại cần có chiến lược khôn ngoan, tìm cách chủ động, độc lập, cân đối lợi ích hài hòa để không lệ thuộc vào bên cung ứng giống tránh độc quyền.