Trong canh tác lúa, nếu đồng ruộng được san phẳng sẽ rất thuận lợi cho việc dùng cơ giới: chủ động cung cấp nước cũng như thoát nước đồng đều trên đồng ruộng, khống chế cỏ dại dễ dàng; quản lý được ốc bưu vàng vì chúng thường ở những vùng nước trũng. Mặt đồng có độ bằng phẳng tốt rất thuận lợi khi dùng máy gieo hàng hoặc máy cấy, khi dùng máy thu hoạch cũng rất thuận lợi. Mặt khác, theo nghiên cứu của các nhà nông học cho thấy rằng khi mặt đồng ruộng được cải tạo san phẳng, dễ dàng trong quản lý nước, tiết kiệm nước, quản lý được cỏ dại và tiết kiệm bón phân... lúa sẽ cho năng suất cao hơn đồng ruộng còn gò, trũng từ 5 – 10%. Do vậy, việc san ủi tạo độ bằng phẳng mặt ruộng là rất cần thiết. Trước đây, nông dân cũng đã có trang phẳng mặt ruộng ướt bằng các thiết bị thông thường nhờ can mực nước nhưng độ đồng đều không cao.
Ở các nước tiên tiến, người ta thường rất quan tâm đến độ bằng phẳng của mặt ruộng, họ dùng máy san điều khiển bằng tia laze, việc làm này tuy có đầu tư nhiều hơn san ủi bình thường nhưng rất thuận lợi, độ chênh lệch cao trình có thể đạt đến < 2cm. Những năm gần đây, Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đã có chuyển giao qua VN công nghệ này, ĐBSCL có một số nơi áp dụng rất hiệu quả.
Cơ giới hóa nông nghiệp ngoài mục đích tăng năng suất lao động, còn nhắm tăng năng suất cây trồng nhờ làm kịp thời vụ, giảm chi phí đầu vào như phân bón, thuốc sâu bệnh, nước tưới... góp phần nâng cao lợi tức của người nông dân. San phẳng ruộng lúa điều khiển bằng tia laser (gọi tắt là san phẳng laser, laser leveling) là một kỹ thuật tạo điều kiện cho các mục đích này.
San phẳng laser được dùng nhiều trong nông nghiệp Mỹ, Nhật, Úc, và bước đầu được áp dụng ở các nước đang phát triển. Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đang áp dụng kỹ thuật này san phẳng các lô ruộng thí nghiệm và ruộng nhân giống lúa để sản xuất lúa cấp Siêu nguyên chủng, Nguyên chủng và Xác nhận đạt kết quả rất tốt.
Theo TS. Phan Hiếu Hiền, giảng viên trường Đại học Nông lâm TP. HCM, kết quả thực nghiệm tại một số nơi ở Việt nam cho thấy các lợi điểm của mặt ruộng bằng phẳng:
a/ Tăng năng suất lúa khoảng 0,5 tấn/ha;
b/ Dễ kiểm soát cỏ dại, do khống chế mức nước, giảm 70% công lao động làm cỏ;
c/ Tăng diện tích đất hữu hiệu thêm khoảng 5- 7% vì không cần bờ ruộng;
d/ Vận hành máy canh tác hiệu quả hơn, do giảm được 10- 15% thời gian quay vòng;
e/ Thuận tiện cho sử dụng cơ giới: máy sạ hàng, máy cấy, máy GĐLH;
f/ Tiết kiệm nước, ví dụ một cánh đồng chênh nhau 160 mm sẽ đòi hỏi 100mm nước nhiều hơn, tức là hơn gấp đôi nhu cầu nước cho cây lúa.
So với máy san phẳng thông thường, san phẳng laser đòi hỏi đầu tư thiết bị laser khá cao, cần người vận hành thạo, bù lại có thể kiểm soát độ chênh lệch mặt ruộng ở mức ≈ 10 mm.
Sơ lược quy trình kỹ thuật san phẳng laser
Hình 2: Máy kéo và gàu san đang làm việc tại lô sản xuất 25A của Viện
ThS. Nguyễn Văn Tạo (Viện lúa) cùng ThS. Khanh giáo viên (ĐHNL)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI VIỆN LÚA ĐBSCL
Hình ảnh san thô trên đất cày và san tinh mặt ruộng
Hình ảnh kiểm tra mặt ruộng sau khi san phẳng
Thửa ruộng đã được san phẳng laser