KA Steele và ctv. thuộc CARIAD, Bangalore, Ấn Độ đã công bố như sau: Sự thay đổi hình thái học của rễ các giống lúa (Oryza sativa L.) có thể làm cải thiện năng suất lúa trong hệ sinh thái canh tác lúa cạn bị khô hạn. Chọn giống bằng phương pháp hồi giao cải tiến được sử dụng dể chuyển bốn QTLs có liên quan đến tính trạng rễ vào giống lúa cạn. Những QTLs như vậy đã được phân lập trong điều kiện thí nghiệm trên nền tảng di truyền khá đa dạng.
Các dòng được du nhập gen mục tiêu và cây mẹ tái tục được trồng trong sáu năm do nông dân nghèo thực hiện tại vùng lúa rẩy ở Đông bắc Ấn Độ. Năng suất được thu thập. Trong phối hợp giữa các QTLs đã làm tăng đáng kể năng suất lúa 1 t / ha trong điều kiện thí nghiệm ngoài đồng. Ở những vùng kém thuận lợi, ảnh hưởng QTL không được phát hiện do sự kiện không đồng nhất quá lớn (greater heterogeneity) trong mối quan hệ đất-nước của môi trường làm năng suất thấp và năng suất vô cùng biến động. Nghiên cứu rễ lúa dưới điều kiện có kiểm soát tốt, cho thấy các dòng lúa được du nhập QTL mục tiêu biểu hiện rễ mọc dài hơn, đẻ nhánh tốt hơn dòng tái tục (14 cm dài hơn vào lúa 2 tuần sau khi gieo). Do đó, cả rễ và năng suất đều được cải tiến do sự du nhập thành công QTL mục tiêu này. Đây là minh chứng đầu tiên về MABC (marker-assisted backcross breeding) để du nhập “multiple root QTLs” dưới điều kiện có kiểm soát là một chiến lược hiệu quả cải thiện được tình trạng của nông dân trồng lúa cạn hiện nay. Chiến lược này đang được áp dụng đối với giống lúa Birsa Vikas Dhan 111 tại Ấn Độ. Xem Theoretical and Applied Genetics (January 2013, 126: 101-108) http://link.springer.com/article/10.1007/s00122-012-1963-y |