Vì tính chất quan trọng có giá trị kinh tế của nó, người ta đã thực nhiều hệ thống biến nạp gen để cải tiến một vài tính trạng nông học. Hikoro Sato và ctv. thuộc NARO Institute of Livestock và Grassland Science, Nhật Bản, đã phát triển thành công giống cỏ fescue biến đổi gen thông qua việc sử dụng gen “acetalactate synthase” của cây lúa với đột biến điểm [OsALS (sm)], gen này biểu hiện tính kháng với thuốc diệt cỏ pyriminobac (PM). Họ đã sử dụng gen này như một marker chọn lọc và đánh giá tính kháng được thuốc cỏ của nó. Họ đã chọn lọc các mô sẹo (calli) bằng kỹ thuật ủ ấm (incubation) với thuốc diệt cỏ. Tất cả cây tái sinh đều có sự hiện diện của gen OsALS (sm). Cây biến nạp gen được xử lý bằng cách phun thuốc cỏ PM và chúng đã biểu thị sự không bị ảnh hưởng của thuốc trong khi đó ở nghiệm thức đối chứng (cây không chuyển gen), sự tăng trưởng dừng lại và chết. Những phân tích chuyên sâu hơn đã khẳng định việ mã hóa ra protein OsALS (sm) giúp cây chống chịu được thuốc cỏ PM. Sato và ctv. đã tiến hành lai giữa cây chuyển gen với câybất dục đực tế bào chất để sản xuất ra cây ưu thế lai F1, ngăn ngừa thành công hiện tượng dòng chảy của gen (gene flow). Gen OsALS (sm) không chỉ là một marker chọn lọc tốt mà còn rất hữu ích giúp cây chịu được thuốc cỏ. Xem báo cáo tóm tắt
https://www.soils.org/publications/cs/abstracts/53/1/201?access=0&view=article.