Hui Zhang và ctv. thuộc ĐH Shanghai Jiao Tong, Trung Quốc vừa công bố trên tạp chí PNAS (PNAS January 2, 2013 vol. 110 no. 1: 76-81) về dòng bất dục đực do gen đột biến trong nhân điều khiển. Lúa ưu thế lai là chiến lược phát triển rất có hiệu quả trong đột phá ngưỡng năng suất hiện nay tại Trung Quốc. Công nghệ sản xuất hạt lai hiện nay chủ yếu dựa vào dòng bất dục đực trên loại hình indica. Vấn đề tồn tại trong sản xuất theo hướng này là rất hạn chế nguồn vật liệu bố mẹ và sự chuyển hóa từ bất dục đực sang hữu thụ ngay trên đồng ruộng. Nhóm tác giả đã phát triển thành công một dòng bất dục đực trên cơ sở phản ứng với quang kỳ, thuộc mô hình carbon starved anther (csa), trong đó có đột biến “R2R3 MYB transcription regulator” trong khi phát triển túi phấn. Đột biến này được chuyển vào giống thuộc loại hình indica và japonica, kết quả chúng trở thành dòng bất dục đực trong điều kiện ngày ngắn, và hữu thụ trong điều kiện ngày dài. Cây F1 có gen csa và dòng phục hồi phấn hoa JP69 biểu hiện được tính chất heterosis rất rõ ràng (cường lực lai F1), chứng minh tính khả thi của sử dụng đột biến như vậy. Dòng csa-trên cơ sở bất dục đực do quang chu kỳ cho phép chúng ta phát triển lúa lai hai dòng ổn định, hứa hẹn một triển vọng mới trong sản xuất lúa lai.
Hình 1. Kiểu hình csa: (A–C) Hoa lúa với trấu trên (palea) và trấu dưới (lemma) được bóc ra. (Hình D– F) hạt phấn được nhuộm bằng I2-KI.