Zhang và ctv. thuộc Trung Tâm nghiên cứu quốc gia cây bắp (ĐH Nông Nghiệp Trung Quốc ở Bắc Kinh) và Viện Hàn lâm Nông Nghiệp Vân Nam đã công bố kết quả nghiên cứu này trên tạp chí TAG ngày 18-8-2012. Bệnh đốm nâu (gray leaf spot: GLS), do vi nấm Cercosporazeae maydis gây ra; đây là một trong những tác nhân gây hại nghiệm trọng nhất cho sản xuất bắp của thế giới. Nghiên cứu hiện nay cho thấy một dòng cận giao có tính kháng cao là Y32 và một dòng nhiễm Q11 đã được sử dụng thành công để tạo ra quần thể phân ly phục vụ cho cả phân tích di truyền và lập bản đồ QTL.
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (H2bs) đối với tính kháng GLS khá cao với giá trị 0,85, cho thấy các yếu tố di truyền bên trong đóng vai trò chính trong biến dị kiểu hình. Trong phân tích QTL đầu tiên, có 4 QTL, định vị trên nhiễm sắc thể số 1, 2, 5, và 8, được phát hiện là có liên quan đến tính kháng bệnh GLS. Mỗi QTL có thể giải thích được 2,53–23,90 % biến thiên kiểu hình, ưu tiên cho tương tác additive [cộng tính]. Hai QTL chủ lực, qRgls1 và qRgls2 trên nhiễm sắc thể số 8 và 5, được xác định là ở trên hai vị trí khác nhau, có tính chất lập đoạn. So sánh với những kết quả trước đây, qRgls2 định vị trên một vùng ‘hotspot’ đối với tính kháng bệnh GLS; trong khi đó, qRgls1 không trùng lắp trên bất cứ QTL nào kiểm soát tính kháng. Hơn nữa, vùng chủ lực QTL-qRgls1 đã được thực hiện fine-mapped trên một quãng có độ lớn 1.4 Mb, giữa hai chỉ thị kế cận GZ204 và IDP5. Chính QTL-qRgls1 có thể thúc đẩy tỷ lệ kháng bệnh tăng 19,70–61,28 %, cho thấy sự hiệu quả trong cải tiến tính kháng bệnh GLS trên cây bắp. Xem chi tiết trên tạp chí TAG 18-8-2012
Hình 2:
Triệu chứng của bệnh đốm lá GLS trên bắp đối với các dòng bố mẹ với điểm phản ứng từ cấp 1 đến 9. Tiêu chuẩn đánh giá GLS căn cứ trênphần trăm vết bệnh trên là: Điểm 1: 0–5 %, điểm 3: 6–10 %, điểm 5: 11–30 %, điểm 7: 31–70 %, và điểm 9: 71–100 %