Một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đài Loan (National Chiayi University) và Hoa Kỳ (Pacific Northwest National Laboratory and Washington State University) đã công bố kết quả tạo ra giống lúa biến đổi gen biểu thị ở mức độ cao enzyme phân giải cellulose trong sinh khối của giống lúa, không làm tổn thương đến quá trình tăng trưởng và phát triển của cây lúa. Enzymes phân giải cellulose còn được gọi là cellulases được sử dụng rộng rãi để chuyển hóa các phân tử cellulose trong giai đoạn tiền xử lý sinh khối thành đường lên men được, từ đó người ta chế biến ra ethanol làm nhiên liệu sinh học. "Enzyme phân giải cellulose, β-1, 4-endoglucanase (E1) gene, có từ vi khuẩn “thermophilic bacterium - tên khoa học là Acidothermus cellulolyticus, biểu thị tốt trong chuyển nạp gen thông qua Agrobacterium ".
Các nhà khoa học đã thu thập được 52 cây transgenic từ 6 dòng độc lập, các dòng này thể hiện các enzyme như vậy ở mức độ cao, mà không có bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào đến tăng trưởng và phát triển của cây lúa. Vài cây transgenic có dạng lùn và chín sớm hơn dòng nguyên thủy. Enzyme này còn cho thấy nó có tính chất ổn định với nhiệt độ (thermostable),với tính chuyên biệt cao về cơ chất (high substrate specificity) đối với cellulose, nó có thể dễ dàng được làm thuần khiết bằng xử lý nhiệt đơn giản. Khi rơm rạ của cây lúa transgenic được cho cấy vào dịch lỏng của bao tử bò, thời gian 1 giờ, nhiệt độ 39oC (và nghiệm thức khác trong thời gian khác hơn 1 giờ ở nhiệt độ 81oC), nó bị thủy phân dễ dàng hơn so với rơm rạ của cây nguyên thủy, sản sinh ra đưởng khử nhiều hơn 43%. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây lúa transgenic này có thể được sử dụng như một cây đa chức năng (multi-functional plant), vì hạt thóc được dùng làm lương thực, sinh khối được dùng làm “effective bioenergy feedstock” (thức ăn gia súc giàu năng lượng), hoặc làm nguồn tạo ra cellulases.