Đề tài đã chọn lọc được 212 dòng M5 từ 7 giống lúa xử lý đột biến phóng xạ với 3 nồng (20, 25 và 30 Krad), 63 dòng triển vọng (thế hệ SC6) từ 3 giống lúa đột biến như OM1490, OM2395, A69-1, 293 dòng F4 từ 9 tổ hợp lai, 2.413,0 dòng F5 từ 89 tổ hợp lai, 148 dòng F6 từ 8 tổ hợp lai và 1.263,0 dòng F7 từ 53 tổ hợp lai. 308 dòng lúa CIAT được đánh giá tính kháng mặn, kết quả cho thấy có 20 dòng lúa có khả năng chịu mặn tốt ở nồng độ 0,6% sau 21 ngày thanh lọc ở giai đoạn mạ. Thanh lọc mặn còn được tiến hành với 53 dòng lúa triển vọng, kết quả cho thấy cho thấy một số dòng có khả năng chống chịu tương đối như: A69-1 NCM, VD 20 ĐB, OM7347 ĐB, OM5166 ĐB.
Bên cạnh đó kết quả đánh giá các dòng triển vọng cho thấy một số giống lúa có năng suất cao, kháng sâu bệnh tương đối, phẩm chất gạo tốt, có mùi thơm là: OM9915, OM9916, OM9918, OM9921 và OM9584; một số dòng giống triển vọng phat triển tốt trong điều kiện mặn: SH4, SH2-206, SH44-1, SH2-1, SH2-310 và SH1-5, OM9915, OM9916, OM9918, OM9921, OM9584, OM7347 ĐB, OM7222 GĐ, OM5464 ĐB, A69-1 NCM; một số giống có hàm lượng amylase thấp, gạo có mùi thơm là: OM9915, OM9916, OM9918, OM9921, SH90 và SH713.
Đề tài cũng đưa 12 giống vào bộ khảo nghiệm viện vụ HT 2012, 5 giống lúa vào khảo nghiệm quốc gia (OM9915, OM9921, OM9916, OM9584 và OM9918), 3 giống lúa khảo nghiệm DUS (OM9915, OM9921 và OM9916). Giới thiệu 5 giống lúa vào sản xuất thử tại các tỉnh: Sóc Trăng (OM9915 và OM9921, OM9584 và OM9585), Kiên Giang (OM5484, OM9915, OM9916 và OM9640-2), Cà Mau: OM9584, OM7222, OM9915 và OM9916), Bạc Liêu (OM9484, OM 9915, OM9916 và OM9640-2), Trà Vinh (OM9916, OM9484 và OM9915). Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa: thực hiện trình diễn 2 giống lúa chịu mặn: OM9915 và OM9921 tại 2 tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng với diện tích 4 ha/giống/tỉnh.