Để tài đã tiến hành được 125 tổ hợp lai có bố mẹ là những giống có năng suất, phẩm chất và hàm lượng sắt cao. Có 25.860 túi phấn được nuôi cấy của 4 tổ hợp lai thế hệ F1, các dòng/giống đang ở giai đoạn tái sinh cây. Tiến hành nuôi cấy mô tạo biến dị soma trên 4 giống với tổng số hạt là 1.584 hạt, tỷ lệ tạo mô sẹo trung bình là 72,20%. Bên cạnh đó, Tiến hành xử lý phóng xạ để tạo biến dị vật lý trên 8 giống lúa tại Viện nghiên cứu hạt nhân ở 3 nồng độ khác nhau 20, 25, và 30 Krad.
Kết quả chọn lọc được ghi nhận gồm: 415 cá thể M3 từ 7 giống được xử lý phóng xạ ở các nồng độ khác nhau (20, 25, 30 Krad), 80 dòng DH2 từ 5 tổ hợp lai, 298 dòng SC2 từ 3 giống, 142 dòng SC3 từ 2 giống, 533 dòng F2 từ 15 tổ hợp lai, 1.639 dòng F3 từ 56 tổ hợp lai, 122 dòng F4 từ 31 tổ hợp, 577 dòng F5 từ 14 tổ hợp, 630 dòng F6 từ 30 tổ hợp lai, 142 dòng F7 từ 17 tổ hợp, 25 F8 từ 6 tổ hợp, 2 dòng F9 từ 7 tổ hợp, 10 dòng F10 từ 9 tổ hợp. Kết quả quan sát các giống triển vọng cho thấy 17 giống lúa đã được ghi nhận. Đề tài cũng tiến hành phân tích hàm lượng sắt trong gạo lức của 50 giống lúa. Có 27 được tiến hành khảo nghiệm và 21 giống tham gia khảo nghiệm so sánh hậu kỳ. Vụ Đông Xuân 2011-2012 tiến hành khảo nghiệm quốc gia các giống OM6932, OM8019, OM10422 và OM11735.