I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long là một đơn vị nghiên cứu khoa học công lập thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có trụ sở chính tại Xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ.
Năm 1977: Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập theo Quyết định số 41/NN-TC/QĐ ngày 31/1/1977 do Bộ trưởng Nghiêm Xuân Yêm ký.
Năm 1985: Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được chính thức chuyển tên thành Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 24CT ngày 09/01/1985 do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu ký.
Năm 2010: Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long là thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Trụ sở chính khu nhà làm việc Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Hình toàn cảnh Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long chụp bằng flycam
II. SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN
III. LĨNH VỰC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động của Viện.
Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực: Di truyền, chọn tạo và nhân giống lúa, các loại cây trồng trong hệ thống cây trồng có lúa; Các biện pháp kỹ thuật canh tác và phòng trừ dịch hại; Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp; Cơ giới hóa và bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp; Phát triển hệ thống nông nghiệp; Kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;
Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Dịch vụ khoa học & công nghệ: Tư vấn, kiểm định, kiểm nghiệm giống, vật tư nông nghiệp sản phẩm cây trồng; Phân tích các chỉ tiêu về đất, nước, môi trường, đánh giá kiểu gen cây trồng; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên;
IV. THÀNH TỰU NỔI BẬT
Qua 45 năm xây dựng và phát triển Viện, nhiều sản phẩm khoa học công nghệ ra đời là các giống lúa mới, các quy trình tiến bộ kỹ thuật và chế phẩm sinh học.
Nghiên cứu và chọn tạo giống lúa là thành tựu rõ ràng, có tác động hiệu quả đến việc tăng trưởng sản lượng lúa ở ĐBSCL từ khoảng 5-6 triệu tấn/năm (1977) cho đến nay là 24-25 triệu tấn năm;Hiện nay, giống lúa OM do Viện chọn tạo chiếm 60-70% diện tích trồng ở ĐBSCL;Giải thưởng gạo ngon Việt Nam và giải thưởng bông lúa vàng;Hơn 20 quy trình tiến bộ kỹ thuật và chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa, giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm vật tư đầu vào, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng hiệu quả sản xuất lúa.
Giống OM4900 là giống lúa thơm, chất lượng gạo ngon, là một trong 5 giống sản xuất chủ lực ở ĐBSCL. Năm 2017 có diện tích 280.618 ha (6,93% diện tích gieo trồng lúa ĐBSCL).
Giống OM6976 là giống lúa có năng suất rất cao, giàu vi chất dinh dưỡng, cứng cây, chống chịu phèn mặn tốt, là một trong các giống lúa chủ lực ở ĐBSCL. Năm 2017 có diện tích 255.509 ha (6,31% diện tích gieo trồng lúa ĐBSCL).
Giống OM18 là giống lúa mới nhưng diện tích tăng rất nhanh ở ĐBSCL, do năng suất cao và phẩm chất tốt. Diện tích gieo trồng OM18 hiện nay tại ĐBSCL >300.000 ha/năm.
Giống lúa đặc sản cao cấp hạt rất dài, thơm, ngon cơm và gạo màu.
V. HỢP TÁC NGHIÊN CỨU ĐỐI TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kết quả nghiên cứu, nên ngay từ những ngày đầu thành lập, Viện đã đặt hợp tác quốc tế thành chiến lược xuyên suốt trong mọi hoạt động của Viện. Nhờ đó, mặc dù ở vùng rất sâu và rất xa, nhưng Viện đã là ngôi nhà thân thiết của rất nhiều tổ chức khoa học và chuyên gia quốc tế. Các hợp tác hiệu quả tập trung vào:
- Trao đổi và đánh giá nguồn gen: Viện đã nhận hàng trăm nguồn gen lúa mang gen chịu mặn, hạn, kháng sâu bệnh (bạc lá, đạo ôn, rầy nâu...) là nguồn vật liệu phong phú cho công tác chọn, tạo giống;
- Hợp tác chọn tạo giống lúa mới năng suất và chất lượng. Gần đây, Viện cũng hợp tác chọn tạo giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu, nhất là giống lúa chịu mặn, chịu úng, chịu hạn…
- Hợp tác phát triển kỹ thuật canh tác tiên tiến, sử dụng phân bón hiệu quả;
- Cử nhiều cán bộ tham dự hội thảo, hội nghi quốc tế…
- Hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước như: Cty Cổ phần tập đoàn Lộc Trời, Cty Cổ phần tập đoàn Thái Bình Seed, Cty TNHH Lúa gạo Việt Nam, Cty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam, Cty Cổ phần phân bón Bình Điền, Công ty Syngenta Việt Nam, Cty Cổ phần thương mại Aimstone, Cty Cổ phần khử trùng Việt Nam, IRRI, JIRCAS, USDA, Indian Governmnent, ACIAR, Bill & Melinda Gates Foundation, CIRAD, DANIDA, IAEA, IFPRI, SEARICE, Potash and Phosphate Institute, SAREC, Swiss National Science Foundation, The Food and Agricultural Organization, The Rockefeller Foundation, Freiburg University, Kagawa University, Lund University, OHIO University, University of Missouri, CLUES, Cambodian Agricultural Research and Development Institute, LAOS National Agricultural and Forestry Research Institute……và nhiều đối tác khác.
VI. CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2030
- Ứng dụng công nghệ công nghệ sinh học kết hợp với lai tạo và chọn lọc truyền thống để chọn tạo các giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học, phục tráng các giống lúa bản địa, đặc sản; phát triển hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến trên nền đất lúa và chế biến sản phẩm sau thu hoạch;
- Tăng cường nghiên cứu cơ bản có định hướng đặc biệt là về lĩnh vực di truyền, sinh lý, sinh hóa, công nghệ sinh học,...phục vụ công tác chọn tạo giống, nhân giống và thâm canh giống cây trồng và chế biến sản phẩm sau thu hoạch;
- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật của Viện vào sản xuất. Áp dụng các tiến bộ KHCN mới, phù hợp trong sản xuất lúa để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân;
- Nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường lúa gạo, chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo; Xây dựng thương hiệu lúa gạo; hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin quảng bá;
- Mở rộng và phát triển các hoạt động hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước;
- Trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực KHCN cây lúa và cây trồng trên nền đất lúa cho vùng ĐBSCL cả nước và khu vực.Xây dựng tài sản trí tuệ của Viện, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản phẩm.
VII. TẦM NHÌN ĐẾN 2050
- Xây dựng và phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học, công nghệ mới về lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, chế biến sản phẩm sau thu hoạch góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên phạm vi cả nước và khu vực;
- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của Viện vào sản xuất; nâng cao tỷ lệ diện tích sử dụng các giống và tiến bộ kỹ thuật do Viện tạo ra nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, bền vững và thân thiện môi trường;
- Trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực KHCN cây lúa và cây trồng trên nền đất lúa cho vùng ĐBSCL, cả nước và khu vực.