Các lông tơ (trichomes) trên cây cà chua hoang dại có thể sản sinh ra hợp chất acyl mà hợp chất ấy là rào cản sự tấn công của sâu hại. Phát hiện này do các nhà khoa học của ĐH Michigan State dẫn đầu là Anthony Schilmiller và Robert Last. Các gen liên quan đến việc tạo ra hợp chất acyl đã được phân lập. Vị trí của những lông tơ (trichomes) và việc chúng tiết ra hợp chất acyl chính là lằn ranh đầu tiên bảo cây chống lại sâu hại. Các giống cà chua trồng trọt hiện nay không còn những trichomes như vậy, do đó, tính kháng sâu hại kém hơn rất nhiều. Phát hiện này được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences, lần đầu tiên người ta biết gen ấy đóng góp vào sự tạo ra chất đường có tính chất bảo vệ (protective sugars) trong cà chua trồng trọt. Gen này chỉ hoạt động tích cực ở một tế bào chuyên biệt thuộc “trichome type”. Phát hiện ấy và việc chuyển ngay lập tức gen này vào giống cà chua trồng trọt cũng như một số giống thuộc họ Solanaceae như khoai tây, ớt, cà tím và cây petunias sẽ cung cấp cho chúng ta chiến lược mới chống lại sâu hại another strategy in fighting insects. Xem chi tiết