image Trang chủ image
english vietnam
ĐBSCL & Cây lúa
Theo: Adminstrator - Cập nhật lúc: 14:33:43 - 14/11/2012

ĐBSCL là châu thổ sông Mê Kông có tiềm năng về tài nguyên đất, nước, rừng ngập mặn, thủy hải sản đa dạng và phong phú. Đồng bằng có diện tích tự nhiên 4 triệu ha, bao gồm 1,7 triệu ha canh tác lúa, 3,9 triệu ha gieo trồng lúa (năm 1999). Năm 1990, ĐBSCL sản xuất 11 triệu tấn lúa, năm 1999 sản lượng này đã tăng vọt xấp xỉ 17 triệu tấn.

ĐBSCL có 1,68 triệu ha đất phèn (chiếm 44% diện tích chung), tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Đất phù sa có 1,16 triệu ha (chiếm 30%) tập trung dọc theo hai bờ sông Tiền, sông Hậu. Đất mặn ven biển có 0,70 triệu ha (chiếm 18%), canh tác lúa nước trời hoặc trồng rừng ngập mặn, và các loại đất khác còn lại chiếm 8%

ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, ít có bão lớn xảy ra, nhiệt độ trung bình 270C, nhiệt độ tối thiểu trung bình 250C, nhiệt độ tối đa trung bình 330C, trung bình giờ chiếu sáng hàng năm là 2500 giờ, ít nhất là 2200 giờ, năng lượng bức xạ mặt trời 450 calo / cm2 / ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây lúa. Lương mưa trung bình hàng năm 1500-2000 mm, nhưng phân bố không đều giữa các vùng trong đồng bằng. Nơi có lượng mưa nhiều nhất là bán đảo Cà Mau, và ít nhất là một phần của Gò Công, Bến Tre. 90% lượng mưa xảy ra từ tháng Năm đến tháng Mười. Lũ lụt xảy ra từ cuối tháng Tám kéo dài đến tháng Mười Một. Cao trình mặt ruộng trung bình thấp hơn 1m so với mặt biển. Cư dân vùng nước lũ có tập quán sống trên nhà sàn, là hình ảnh tiêu biểu của ĐBSCL.

Cây lúa có vị trí quan trọng đặc biệt ở ĐBSCL, đóng góp 50% sản lượng lúa cả nưóc và 80% gạo xuất khẩu; kế đến cây ăn trái, mía đường, thủy hải sản, chăn nuôi vịt, trâu bò, heo,... Rừng ngập mặn ở đồng bằng là một minh chứng về đa dạng sinh học của Châu Thổ, có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đặc sắc của đồng bằng.

Thế kỷ thứ 17, ĐBSCL bắt đầu được khai thác với sự có mặt của tổ tiên chúng ta từ đất Bắc đi vào, mang theo bộ giống lúa cổ truyền từ nhiều nguồn khác nhau. Thực dân Pháp và các nhà truyền giáo mang đến đây một ít giống lúa ở nơi nào đó trên thế giới mà họ đã đi qua. Cư dân địa phương có thể đã trao đổi giống với các nước láng giềng Thái Lan, Cambodia, Mã Lai, Indonesia. Ngần ấy tạo cho bộ giống lúa địa phương ở đây phong phú vô cùng (khoảng 2000 giống lúa) với các loại hình canh tác lúa sạ, lúa cấy hai lần, cấy một lần,.. trên đất đầm lầy. Bên cạnh đó, hàng trăm quần thể lúa hoang dại cũng có thể đã được thuần hóa, với sự đa dạng di truyền hiếm có, tạo thành nguồn vật liệu qúi giá mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta bây giờ. Trong thời Pháp thuộc, Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo có tiếng ở khu vực và trên thế giới. Người Pháp đã lập ra Sở Túc Mễ Đông Dương, là cơ quan nghiên cứu lúa gạo đầu tiên phục vụ cho mục tiêu đó. Sau này, Sở Lúa Gạo của chính quyền Sài Gòn đảm trách với hai Trung Tâm nghiên cứu lúa là Long Định (Mỹ Tho), và Bình Đức (An Giang).

Mục tiêu phát triển chiến lựơc của Việt Nam vào năm 2010 là 40 triệu tấn lương thực và 38 triệu tấn lúa gạo trong điều kiện diện tích canh tác lúa cả nước chỉ còn 4 triệu ha. Điều này đặt ra cho ĐBSCL một nhiệm vụ mới, với sự phấn đấu cao hơn, làm sao vừa tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa tăng nhiều hơn thu nhập cho nông dân, vốn rất nghèo nếu họ chỉ canh tác lúa như hiện nay.

bình luận 0 Lượt xem 936
TIN TỨC NỔI BẬT
Xem tất cảicon
Thông báo Tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2024 đợt I - 15/03/2024
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 31/8/2023 đến ngày 10/9/2023 - 20/09/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 13/8/2023 đến ngày 30/8/2023 - 19/09/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 2/8/2023 đến ngày 12/8/2023 - 14/08/2023
HỘI THẢO KHOA HỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VỤ HÈ THU 2022 VÀ VỤ ĐÔNG XUÂN 2022-2023 - 14/08/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 11/7/2023 đến ngày 1/8/2023 - 03/08/2023
THÔNG BÁO CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2023 CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 26/07/2023
KẾT QUẢ THI PHỎNG VẤN VÒNG 2 KỲ THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2023 CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 19/07/2023
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VỤ HÈ THU 2022 VÀ ĐÔNG XUÂN 2022-2023 - 14/07/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 1/7/2023 đến ngày 10/7/2023 - 12/07/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 22/6/2023 đến ngày 30/6/2023 - 12/07/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 1/6/2023 đến ngày 21/6/2023 - 29/06/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 15/5/2023 đến ngày 31/5/2023 - 29/06/2023
Mật độ côn trùng và thiên địch ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ ngày 18/1/2023 đến ngày 14/5/2023 - 01/06/2023
KẾT QUẢ THI VÒNG 1 KỲ THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2023 CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 24/05/2023
Polysaccharide monooxygenases (MoPMO9A)-Mục tiêu mới cho thuốc trừ đạo ôn ở lúa - 15/05/2023
CYCLOARTENYL FERULATE (CAF)-HOẠT CHẤT QUI ĐỊNH LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA GẠO LỨT - 11/05/2023
VIỆN LÚA ĐBSCL THÔNG BÁO VỀ VIỆC THI TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2023 - 04/05/2023
MỜI THAM DỰ SINH HOẠT HỌC THUẬT TẠI VIỆN 20/4/2023 - 19/04/2023
VIỆN LÚA ĐBSCL CÙNG SYNGENTA VIỆT NAM KÝ KẾT HỢP TÁC TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG - 19/04/2023
Video

 

 

 

Thành tích của viện
 Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000
 Huân chương độc lập
        - Hạng I năm 2014
       -  Hạng II năm 2007
        - Hạng III năm 2002
 Huân chương lao động
        - Hạng I năm 1996
        - Hạng II năm 1990
        - Hạng III năm 1986
Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ
        - 10 nhà khoa học được nhận năm 2000
Giải thưởng  Kovalepskaia
        - Tập thể các nhà khoa học nữ thuộc Phòng Di truyền giống (năm 1995)
        - Cá nhận TS. Nguyễn Thị Lộc (năm 2011)
Giải Thưởng Bông Lúa Vàng Viết nam lần thứ nhất năm 2012
        - Giống lúa OM 6976 tác giả Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa và CTV
        - Giống lúa OM 4900 tác giả Nguyễn Thị Lang,  Bùi Chí Bửu và CTV
- Giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2013 cho tập thể nữ CBCNVLĐ - Viện lúa ĐBSCL

Liên kết website
Trang chủ | Giới thiêu Viện Lúa ĐBSCL | Sơ đồ site

Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long
Head Office: Tan Thanh Commune, Thoi Lai District, CanTho City
Tel: (+84) 292 3861954; Fax: (+84) 292 3861457
Copyright © 2011 Cuu Long Delta Rice Research Institute

Tổng lượt truy cập: 8191294
Đang truy cập: 25
Thiết kế web tại Cần Thơ - Miền Tây Net